Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2019

Công ty bảo hiểm phá sản thì sao!?

Chào Ad, tôi đang có băn khoăn là khi tham gia bảo hiểm, lỡ như công ty bảo hiểm phá sản thì tiền của tôi đóng sẽ mất và quyền lợi bảo hiểm của tôi cũng ko còn có đúng ko? Nhờ Ad giải thích dùm.



Xin chào Chị D, có số điện thoại là 090.994.***2. Cảm ơn chị D đã gửi câu hỏi về cho website iBaoHiem.com. Sau đây iBaohiem.com sẽ giải đáp băn khoăn của chị

Giải đáp

Câu hỏi của chi đặt ra có hai vấn đề :

  • Một là : đang tham gia bảo hiểm với một công ty X, lỡ sau này công ty X phá sản thì sao?
  • Hai là : số tiền đã đóng và quyền lợi bảo hiểm có còn hay mất?
Câu hỏi của Chị D cũng là câu hỏi mà nhiều khách hàng rất quan tâm khi cân nhắc tham gia một giải pháp bảo hiểm cho cá nhân hoặc cho gia đình. 

Trên thực tế thì ngành bảo hiểm ở Việt Nam đã hình thành được 20 năm, hiện có hơn 18 công ty bảo hiểm đang hoạt động và phát triển rất mạnh mẽ trong những năm gần đây vì nhiều lợi ích mà các sản phẩm bảo hiểm mang lại. Nguyên tắc hoạt động đầu tư của các công ty bảo hiểm gồm các hoạt động mang tính rủi ro thấp và dài hạn như : mua trái phiếu chính phủ, mua trái phiếu doanh nghiệp, cho vay theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, .v.v.v.

Vì thế trong suốt quá trình hoạt động và phát triển ấy, chưa có một báo cáo cho thấy có sự phá sản của một công ty bảo hiểm nào.

Trước khi dẫn đến việc phá sản một doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ và trách nhiệm thực thi đúng đủ các quy trình luật định trong Mục 4, luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000 để không làm ảnh hưởng đến khách hàng cũng như nền kinh tế.

Bộ Tài chính ra quyết định thành lập Ban kiểm soát khả năng thanh toán để áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm.
Ban kiểm soát khả năng thanh toán có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a)Chỉ đạo và giám sát việc triển khai thực hiện các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán theo phương án đã được chấp thuận;
b)Thông báo cho các cơ quan nhà nước có liên quan về việc áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán để phối hợp thực hiện;

c)Hạn chế phạm vi và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm;
d)Đình chỉ những hoạt động có thể dẫn đến việc doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năng thanh toán;
đ)Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm chuyển giao toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của một hoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác;
e)Tạm đình chỉ quyền quản trị, điều hành và yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm thay thế thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc(Phó giám đốc) nếu xét thấy cần thiết;
g)Yêu cầu Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) miễn nhiệm, đình chỉ công tác đối với những người có hành vi vi phạm pháp luật, không chấp hành phương án khôi phục khả năng thanh toán đã được chấp thuận;
h)Kiến nghị với Bộ Tài chính tiếp tục hoặc chấm dứt các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán;
i)Báo cáo Bộ Tài chính về việc áp dụng và kết quả của việc áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán.

Một công ty bảo hiểm nói riêng và một doanh nghiệp nói chung được định nghĩa là phá sản khi nào?

Theo điều 83, mục 4, chương 3, luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000, thì doanh nghiệp bảo hiểm phá sản trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không có khả năng thanh toán các khoản nợ đúng hạn, sau khi áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán mà vẫn mất khả năng thanh toán thì việc phá sản doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp.

Như vậy, có thể tóm gọn lại cho chị D cũng như những khách hàng đang băn khoăn vấn đề này đó là : khách hàng khi tham gia bảo hiểm có thể an tâm không lo mất tiền, mất quyền lợi bằng những biện pháp trích lập quỹ dự phòng, biện pháp tái bảo hiểm hợp đồng bảo hiểm và các biện pháp mà luật kinh doanh bảo hiểm quy định.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Đăng ký nhận tin

Liên hệ hổ trợ

Email : i.baohiem.gen@gmail.com

Thành viên quản trị